Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đề cao vai trò của người thầy trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục nước nhà. Thầy cô cần sự động viên, khuyến khích của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại buổi lễ
“Trong những ngày đầu năm học mới, tại nhiều trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa như Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An,… các thầy cô giáo vẫn đang hàng ngày phải vật lộn với khó khăn, bão lũ. Nhiều thầy cô bám trường, bám lớp không chỉ gieo con chữ, truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng và ngọn lửa hiếu học đến từng học sinh. Sự cống hiến thầm lặng ấy không phải ai cũng biết tới và tôn vinh” - Thứ trưởng Nghĩa chia sẻ.
Vì vậy, cuộc thi nhằm tôn vinh những thầy cô giáo có tình cảm, việc làm, thành tích tốt đẹp, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục thông qua việc khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh viết về những kỷ niệm sâu sắc đối với thầy cô giáo, những ngôi trường có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy học.
Đồng thời, BTC cuộc thi cũng mong muốn thông qua các bài viết nhằm phản ảnh những tình cảm tốt đẹp của học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh đối với thầy cô và mái trường mến yêu, góp phần nâng cao tính giáo dục, khơi gợi niềm tự hào của mỗi học sinh, sinh viên với trường lớp, thầy cô.
Nội dung các tác phẩm dự thi tập trung vào các vấn đề như những ấn tượng sâu sắc hoặc những tác động ảnh hưởng đặc biệt của thầy cô; những tình huống sư phạm và cách giải quyết thể hiện năng lực nghề nghiệp và khả năng sáng tạo cũng như tình cảm của thầy cô với học trò; những kỷ niệm và tình cảm gắn bó với ngôi trường;…
Các tác phẩm dự thi phải viết bằng tiếng Việt, thể hiện dưới hình thức văn bản xuôi, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ. Tác phẩm có thể đánh máy hoặc viết tay, trình bày trên một mặt khổ giấy A4, cỡ chữ 14, font chữ Times New Roman. Thông tin về tác giả và tác phẩm ghi rõ trên trang đầu tiên của tác phẩm dự thi.
Các tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên sách báo và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng nào hoặc gửi dự thi ở các cuộc thi khác do Bộ, Ngành trung ương tổ chức.
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 25/11/2018. Các tác giả có tác phẩm dự thi gửi về Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ GD&ĐT, tòa nhà 8C, ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ “Bài dự thi cuộc thi viết “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2018” hoặc thông qua hòm thư điện tử: [email protected].
Có 21 giải cá nhân và 2 giải tập thể được chọn trao cho các tác phẩm dự thi xuất sắc. - 2 giải tập thể trao cho tập thể có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt bao gồm Giấy chứng nhận giải thưởng, 5.000.000 đồng tiền thưởng và 1 khóa tập huấn cho giáo viên. - 21 giải cá nhân bao gồm: + 1 giải Nhất: 10.000.000 đồng tiền thưởng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT + 2 giải Nhì: 7.000.000 đồng tiền thưởng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT + 3 giải Ba: 5.000.000 đồng tiền thưởng và Giấy chứng nhận giải thưởng + 15 giải Khuyến khích: 2.000.000 đồng tiền thưởng và Giấy chứng nhận giải thưởng |
Thúy Nga
Cùng nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhưng có trường xã hội hoá được phòng máy tính, sân thể chất, nhà vệ sinh; có trường chỉ có thể vận động gia đình đóng góp vài cân gạo mỗi tháng để bữa cơm của các con có thêm miếng thịt.
" alt=""/>Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi viết “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu”Cán bộ hội, đoàn thể phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài thực hiện thu thập, cập nhật dữ liệu hội viên đạt 100% để chuyển cơ quan công an đưa lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau khi tiến hành thu thập thông tin, những thông tin cơ bản về 749 hội viên Hội Người cao tuổi phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài đã được Công an phường cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những thông tin này sẽ được hội liên tục cập nhật, bổ sung khi có thay đổi.
“Trước đây, quản lý hội viên chủ yếu bằng danh sách giấy nên gặp nhiều bất tiện khi tìm kiếm thông tin thì nay những thông tin về hội viên đã được nhập trên cơ sở dữ liệu. Điều này giúp quản lý hội viên rõ ràng, chặt chẽ và chính xác hơn”, ông Bùi Đối, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Tân Xuân chia sẻ.
Hiện các hội, đoàn thể phường Tân Xuân đã thực hiện thu thập, cập nhật dữ liệu hội viên đạt 100% để chuyển cơ quan công an đẩy lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Dữ liệu dân cư biến đổi từng giờ, từng ngày, đặc biệt là dữ liệu về người lao động. Do đó, công tác thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và làm sạch được Công an phường thực hiện liên tục, thường xuyên, nắm bắt biến động dân cư trên địa bàn để cập nhật, bổ sung thông tin một cách chính xác nhất, phục vụ hiệu quả hoạt động của phường”, Thiếu tá Lê Kim Duy, cán bộ Công an phường Tân Xuân cho biết.
Với yêu cầu thông tin dân cư phải đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” ngay từ cấp xã, đến nay 100% công dân trên địa bàn tỉnh với 1.141.522 người có danh tính số. Qua đó, giúp công dân được xác thực danh tính chính xác trên môi trường điện tử, đồng thời thụ hưởng các tiện ích mà căn cước công dân gắn chíp điện tử và tài khoản định danh điện tử mang lại. Từ công tác làm sạch dữ liệu, việc xác thực và cung cấp tài khoản định danh điện tử cho mỗi công dân sẽ đảm bảo tính chính xác, đúng người, đúng thông tin.
Khai thác hiệu quả dữ liệu số
Để ứng dụng, khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh đã hoàn thiện dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”, bảo đảm 100% dữ liệu công dân được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tích hợp, chia sẻ thông suốt với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan.
Điển hình như dữ liệu đất đai, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 11/11 huyện, thị xã, thành phố trên phần mềm TN&MT và đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng dữ liệu chuyên ngành, đặc biệt là dữ liệu về đất đai để hoàn thiện trong thời gian sớm nhất nhằm liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Dữ liệu này sẽ làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
Công an huyện Lộc Ninh “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” thu thập, cập nhật thông tin công dân và đẩy nhanh chỉ tiêu cấp tài khoản định danh điện tử mức 2
Ông Vũ Văn Đản, Phó Trưởng bộ phận đo đạc bản đồ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Hớn Quản cho biết: Bên cạnh các phần mềm, ứng dụng dùng chung, việc đưa vào vận hành phần mềm TN&MT đã giúp chi nhánh giảm gần 50% thời gian cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.
Do các khâu xử lý đều trên môi trường mạng, từ tiếp nhận hồ sơ đến thực hiện nghĩa vụ thuế; tra cứu thông tin quy hoạch, giá đất, giảm thời gian đi lại. Bên cạnh đó, lĩnh vực đất đai có nhiều thành phần thủ tục, hồ sơ phức tạp, phải lưu trữ nhiều, vì vậy việc số hóa, đẩy dữ liệu lên hệ thống các phần mềm dùng chung và phần mềm dùng riêng của ngành TN&MT đã tạo thuận lợi cho việc tra cứu, khai thác thông tin nhanh, chính xác hơn.
Việc số hóa và khai thác dữ liệu số trong giải quyết thủ tục hành chính cũng được tỉnh triển khai ở tất cả lĩnh vực. Anh Phan Thiện Hòa, cán bộ công nghệ thông tin, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cho biết: Hiện nay, hồ sơ giấy tờ công dân từng nộp đều được số hóa. Vì vậy, ở lần giao dịch tiếp theo nếu phải sử dụng lại những giấy tờ này thì cán bộ có thể tra cứu trên hệ thống để đối sánh, thẩm định, qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức.
Nhiều thủ tục hành chính khác, thay vì người dân, doanh nghiệp phải khai báo, chứng thực các giấy tờ khi thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước thì hiện tại, thông tin sẽ được trích xuất tự động hoặc được cơ quan nhà nước khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi tối đa cho người dân.
Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo đã số hóa hồ sơ giáo viên và học sinh liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải đã thực hiện việc liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe của người lái xe trong cấp đổi giấy phép lái xe với 2.800 hồ sơ đăng ký cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến toàn trình. Đến nay, có 129/129 cơ sở y tế tổ chức khám, chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân thay thế thẻ bảo hiểm y tế…
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Chính phủ, Bộ Công an xác định là dữ liệu gốc, dữ liệu quan trọng của quốc gia cần được duy trì, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Thống kê đến nay, lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp làm sạch hơn 810 ngàn dữ liệu bảo hiểm xã hội; 4,6 ngàn dữ liệu người hưởng lương hưu; 123 ngàn dữ liệu thuế; 21 ngàn dữ liệu điện lực; tạo lập hơn 1 triệu dữ liệu hộ tịch; 496 ngàn dữ liệu người lao động và gần 200 ngàn dữ liệu đoàn hội… Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội.
Đại tá NGUYỄN HUY HẢI, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước
" alt=""/>Bình Phước đẩy mạnh làm sạch và khai thác dữ liệu sốCăn cứ điều kiện cụ thể, các địa phương tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp như sau:
Thí sinh thuộc diện F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2) phải cách ly và điều trị tại cơ sở y tế nên không thể dự thi, được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành. Những thí sinh này nếu có nhu cầu xét tuyển vào các trường ĐH, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục xem xét phương thức tuyển sinh phù hợp trên tinh thần tự chủ ĐH, đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Thí sinh thuộc diện F1 (tiếp xúc gần với F0, phải cách ly tập trung), Ban chỉ đạo (BCĐ) thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho các thí sinh dự thi tại khu vực cách ly hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp ở gần với khu vực cách ly.
Thí sinh thuộc diện F2 (tiếp xúc với F1, cách ly tại nơi cư trú), BCĐ thi cấp tỉnh xem xét bố trí cho dự thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương.
Với các thí sinh khác, việc tổ chức hỳ thi diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, thí sinh có biểu hiện ho, sốt được bố trí tại phòng thi dự phòng tại điểm thi.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thanh Hùng |
Không để cán bộ, giáo viên thuộc diện F0,1,2 tham gia các khâu của kỳ thi
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi, Bộ GD-ĐT đề nghị không để cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1 hoặc F2 tham gia vào các khâu của kỳ thi.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi tại các phòng thi dành cho thí sinh thuộc diện F1, F2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Đối với Ban chỉ đạo (BCĐ) thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, cần xây dựng kế hoạch tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức thi tại địa phương; có phương án dự phòng về điểm thi, phòng thi, nhân lực ở tất cả các khâu của kỳ thi để huy động khi cần thiết.
Đồng thời, BCĐ thi cấp tỉnh chủ động xây dựng phương án hỗ trợ đưa đón thí sinh thuộc diện F1, F2 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu BCĐ thi các tỉ m các biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 như: phun thuốc khử khuẩn, đeo khẩu trang, bố trí đủ nước rửa tay, đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi trong các khu vực in sao đề thi, khu vực làm phách, khu vực chấm thi và các điểm thi.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19